PRESS AWARD “MITIGATING MARINE PLASTIC DEBRIS” 2022

Thời gian nhận tác phẩm dự thi: 20/07 – 15/10/2022

Tham gia ngay

Giải báo chí “Giảm ô nhiễm rác thải đại dương” 2022

Tham gia ngay

CUỘC THI ẢNH KHU VỰC ASEAN “Ô NHIỄM TRẮNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SINH THÁI BIỂN”

Thời gian nhận tác phẩm dự thi: 20/07 – 15/10/2022

Tham gia ngay

CUỘC THI ẢNH KHU VỰC ASEAN “Ô NHIỄM TRẮNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ SINH THÁI BIỂN”

Tham gia ngay

Giới thiệu chung

Giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” nhằm ghi nhận những thành tựu, đóng góp của các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên trong sự nghiệp bảo vệ môi trường biển nói chung và giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương nói riêng.

Giải báo chí là cơ hội để thông qua các cơ quan báo chí, phóng viên phổ biến và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đây cũng là sự kiện nhằm phát huy vai trò của báo chí với vị trí là phương tiện truyền thông chủ lực trong xã hội.

Cuộc thi ảnh khu vực Asean “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển” nhằm ghi nhận, cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân khu vực Asean trong những năm qua đã tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền về giảm ô nhiễm nhựa đại dương.

Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của người dân trong khu vực Asean và trên thế giới nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi ni lông khó phân hủy.

Kế hoạch

Chương trình

Bắt đầu

Ngày 20/07/2022 phát động Giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” 2022 và Cuộc thi ảnh “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển”

Chấm tác phẩm dự thi:

Sơ khảo: 1/10/2022 – 10/10/2022

Chung khảo: 11/10 – 20/10/2022

Lễ trao giải:

dự kiến ngày 25/10/2022, tổ chức lễ trao giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” 2022 và Cuộc thi ảnh “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái”.

Bắt đầu

Ngày 20/07/2022 phát động Giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” 2022 và Cuộc thi ảnh “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển”

Chấm tác phẩm dự thi:

Sơ khảo: 1/10/2022 – 10/10/2022

Chung khảo: 11/10 – 20/10/2022

Lễ trao giải:

Dự kiến ngày 25/10/2022, tổ chức lễ trao giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” 2022 và Cuộc thi ảnh “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái”.

Ban tổ chức

Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” do Báo điện tử VTC News đồng tổ chức cùng Ban Quản lý Dự án về “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại phát triển Liên hợp quốc UNDP (UNDP-Việt Nam) và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF tại Việt Nam (WWF-Việt Nam).

Báo điện tử VTC News trực thuộc Đài truyền hình KTS VTC - Đài tiếng nói Việt Nam, là một trong những tờ báo đi đầu trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường. Trong năm 2021, Báo điện tử VTC News tổ chức thành công Giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” và chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông báo chí trong quản lý rác thải nhựa”.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan quản lý thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam – chịu trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến chính sách và thực thi chính sách bảo vệ môi trường biển.

UNDP: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc là một trong những tổ chức tích cực trong hoạt động Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Trong năm 2021, phát động cuộc thi Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa 2021 (EPPIC) nhằm tập trung tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại các nước ASEAN. Vào năm 2020, UNDP thực hiện dự án “Kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương” tại các thành phố biển của Việt Nam.

WWF – Việt Nam: WWF là một trong những tổ chức bảo tồn độc lập, với hơn 30 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu hoạt động tại hơn 100 quốc gia. Sứ mệnh của WWF là ngăn chặn sự suy thoái của môi trường tự nhiên Trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên, thông qua bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, thúc đẩy giảm ô nhiễm và tiêu dùng lãng phí. Tại Việt Nam, WWF bắt đầu thực hiện chiến lược bảo tồn ở cấp quốc gia từ năm 1985; từ đó phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để tiến hành các hoạt động khác nhau liên quan đến lĩnh vực môi trường trên khắp cả nước.

Đơn vị phối hợp

Nhà tài trợ